Khối Tinh Thần Ngô Đình Diệm Đức Quốc chân thành kính chúc Qúy Độc Giả an bình và hạnh phúc

Thứ Tư, 22 tháng 11, 2017

LÁ THƠ CỦA TT NGÔ ĐÌNH DIỆM GỞI VUA BẢO ĐẠI


Nguyên văn bản dịch bức thư của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm gửi Vua Bảo Đại. Nội dung bức thư này là để xin nhà vua tăng thêm quyền lực cho Thủ Tướng, vì nhà vua đã hứa sẽ cho Thủ Tướng toàn quyền khi mời Ông nhận chức Thủ Tướng, nhưng trên thực tế Cụ Ngô đã đón nhận hàng triệu người di cư, từ chối ký Hiệp Định Geneve .... mà không có một chút thực quyền nào (không có quân đội, trong khi Tướng Hinh là Tổng Tư Lệnh quân đội lúc đó thì lại luôn hăm dọa sẽ đánh vào Dinh Độc Lập). Lúc đó, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm chỉ có chừng hai tiểu đội !!! Rất tiếc tôi chỉ tìm được hình ảnh phần chót của lá thư viết bằng tiếng Pháp !!!

Kính gởi Hoàng thượng Bảo Đại - Quốc trưởng Việt Nam

Kính thưa Ngài,

Tôi thật vô cùng cảm kích trước những lời tin cậy và khích lệ đầy thương mến mà Ngài đã chỉ thị cho bào đệ Ngô đình Luyện truyền lại cho tôi.

Ngài đã biết rõ sự bất vụ lợi và lòng trung thành của dòng họ chúng tôi, trong quá khứ, đã phục vụ Tổ quốc và Hoàng triều như thế nào. Xin Ngài hãy tin tưởng rằng đến lượt tôi, tôi sẽ cố gắng tiếp tục phục vụ với tất cả sức lực và tâm hồn để xứng đáng với lòng tin cậy thân yêu mà Ngài đã dành cho.

Trong lúc có những giải thích đầy xuyên tạc của dư luận về sự mở rộng thành phần Nội các đã gây cho tôi quá nhiều phiền muộn, tôi muốn nói lên đây lòng tri ân của tôi về sự tín nhiệm của Ngài vẫn dành cho tôi.

Thật ra hoài bão thân thiết nhất của tôi là nhận được sự chấp thuận của Quốc trưởng trong các đại sự của Quốc gia, về Binh bị, Ngoại giao, Xã hội, Tài chánh hay Hành chánh.

Chỉ có sự chỉ đạo khôn khéo và chỗ dựa vững chắc ở Quốc trưởng, tôi mới có thể thực thi được những quyền lực đầy đủ để giải quyết tất cả vấn đề có tầm vóc liên quan đến sự sống còn và tương lai của đất nước.

Những cải cách về Hiến pháp và Dân chủ phải được nhanh chóng thực thi theo đúng những lời tuyên bố của Ngài khi Ngài trở về sau chuyến lưu vong.

Nhưng quyền lực của Hoàng triều phải thật sự cứng rắn để bảo đảm trật tự và công bằng xã hội, kỷ luật quân đội, tôn trọng quyền lợi và tự do của dân.

Trình Ngài, chính trong tinh thần nầy mà tôi đã nhờ bào đệ Luyện thỉnh cầu Ngài hồi loan càng sớm càng tốt, miễn là không trở ngại đến việc chữa bệnh của Ngài ở Pháp.

Tiếc thay khi được tin nầy thì những xáo trộn những âm mưu chính trị không tránh được khi đất nước bị chia cắt, đã tăng lên gấp bội, vì những tham vọng và quyền lợi riêng tư đó đã lo sợ sự hiện diện của Hoàng thượng và sự củng cố chánh quyền của Ngài.

Là người chủ xướng sự hồi loan nhanh chóng của Ngài, thế mà tôi phải đau lòng thỉnh cầu ngài dời hoãn ngày về nước để cho tôi có đủ thời gian cần thiết để san bằng những trở ngại khó khăn và đánh tan một vài thái độ mâu thuẫn.

Sự mong đợi chuyến về của Hoàng thượng càng lớn khi tôi cần dựa vào sự minh triết của Hoàng thượng để giúp tôi, ngoài những việc khác, tái tổ chức và phát triển Hoàng Triều Cương Thổ mà Hoàng thượng đã tức thời quyết định cho sát nhập về với Việt Nam. Việc nầy đã được sự tán thành của toàn dân.

Tôi nghĩ rằng, thật ra các miền Cao nguyên đó, từ lâu đã được sự chăm lo ưu ái của Hoàng thượng, rồi đây sẽ được hưởng những lợi ích to lớn về một tổ chức xã hội, kinh tế và quân sự mà các ngành Hành chánh cao cấp sẽ được chính phủ bổ nhiệm sau khi được sự chấp thuận của Ngài.

Để kết thúc, tôi xin đươc phép nhắc lại sự cảm tạ của tôi về sự tiếp tục tín nhiệm mà Ngài đã dành cho.

Tình trạng đất nước, bị xâu xé và tàn phá bởi cuộc chiến lâu ngày nầy đã gây quá nhiều lo âu cho tôi, vì vậy những bằng chứng về lòng tin tưởng thương yêu của Hoàng thượng sẽ là một niềm khích lệ vô giá đối với tôi.

Xin được phép nhắc Ngài rằng khi nhận chức Thủ tướng chính phủ, tôi đã có xin Ngài hứa cho là trong trường hợp chính sách của tôi, nếu xét có bằng chứng có thể phương hại cho Tổ quốc, thì Hoàng thượng sẽ không để những tình cảm tốt đẹp dành cho tôi chi phối, mà sẽ cương quyết chối từ chính sách đó để cứu quốc dân.

Xin phép Ngài cho tôi được tin vào lời hứa đó, vì tôi phải có một chính sách cứng rắn và dũng cảm để đối phó với các sự xáo trộn chính trị và các liên hệ chằng chịt quá phức tạp của những quyền lợi lớn của cá nhân hay ngoại quốc gây ra.

Tôi sẽ làm chuyện nầy với lương tâm thanh thản vì tôi biết trước, nếu trường hợp gặp thất bại, Ngài sẽ sẵn sàng điều chỉnh tay lái khi cần.

Tôi trao thư nầy cho bào đệ Luyện để đệ trình lên Ngài với lòng trung thành tôn kính và thâm sâu của tôi.

Sài gòn, ngày 10 tháng 11 năm 1954

Ngô Đình Diệm

.



ThíchHiển thị thêm cảm xúcBình luậnChia sẻ

7 bình luận
Bình luận
Giangnam Doan Cụ Ngô vẫn đặt sự suy vong của đất nước trên hết, cụ đã đoán được sự bất ổn của xã hội nên đã có những thỉnh cầu đến quốc trưởng cho ông được toàn quyền trong trách nhiệm là thủ tướng , và cụ đã hành động đúng , dẹp tan BX và các giáo phái , ổn định trật tự xã hội


BÌNH LUẬN
Khách Phương Nam Cụ là người có tầm nhìn xa rộng, là người duy nhất lúc đó và có thể là cho đến bây giờ có thể gánh vác việc non sông Việt Nam ta.

Phuongyen Duong Trong bức thư Cụ đã đặt trọng trách lèo lái để lo cho Nước nhà và dân Việt trước sự hỗn loạn của xã hội . Và lòng trung thành tuyệt đối trước Quốc Trưởng Bảo Đại 
Một lãnh đạo đủ các : Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín . Thương tiếc Cụ vô vàn ,

Lê Đài Trang Không lẽ vua Bảo Đại không biết đọc tiếng Việt cho nên ông Ngô Đình Diệm viết thơ cho vua bằng tiếng Pháp.

Vô ViQuản trị viên nhóm Vua BĐ ở Pháp nhiều hơn VN, dùng tiếng Pháp giỏi hơn tiếng Việt ! ... Ông được Pháp chiều đãi mọi đàng nên luôn ủng hộ Pháp. Thời đó dân Việt gọi chính phủ của ông là "bù nhìn".

Phuong Lamthuy Vô Vi nói đúng. Vả lại vào thời đó đất nước chúng ta còn là nước bảo hộ của Pháp.

Phuong Lamthuy Người yêu nước thương dân hy sinh cả cuộc đời cho lý tưởng tự do.

Đào Ngọc Tuyết Chữ viết của Ngài thật đẹp.. từng câu từng lời rất hay và mạnh mẻ thể hiện nét thông thái của người
học thức.
Nguyễn Kiều Loan Đào Ngọc Tuyết , Ngài là quan Thưọng Thư thì chữ viết đương nhiên là đẹp rồi . 
Một tháng lương của quan Thưọng Thư lúc đó khỏang 4/5 trăm.lượng bạc ...nhưng vì những quốc sách Ngài đưa ra không đuợc vua BĐ đồng ý nên Ngày đã từ quan ..
Là một người không ham danh , không ham lợi ....và sau này khi làm Tổng Thống , Ngài có ước nguyện khi ổn định được quốc gia , hết nhiệm.kỳ Ngày sẽ đi tu ...
Từ sau khi Ngài không còn ...VN này không thể tìm được người thứ hai ...


ThíchHiển thị thêm cảm xúc · Trả lời · 1 giờ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét