Khối Tinh Thần Ngô Đình Diệm Đức Quốc chân thành kính chúc Qúy Độc Giả an bình và hạnh phúc

Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

Nhận Định về Bài Viết Lý Do cuộc Đảo chánh 1. 11. 1963 của Sử Gia Trần Gia Phụng -Phần 3-


-Phần 3-
 Lê Bình

Qua những sự kiện trên đây, ông là người viết sử đã không cho người đọc được biết rõ ràng về những chi tiết quan trọng của sự thật này. Không biết vì vô tình hay cố ý. Nhưng cả 2 thái độ đó đều phản ảnh sự thiếu lương tâm, bổn phận và trách nhiệm chức nghiệp của một người viết sử. Và qua những chi tiết này, mọi người đều nhận thấy Thầy Trí Quang đã hành động với thủ đoạn của một người làm chính trị, chứ không phải hành xử theo tư cách đạo đức của một tăng sĩ Phật Giáo chân chính. (sai lầm 17, 18 &19)

Trong một đoạn khác, ông viết:

Thứ Hai, 27 tháng 11, 2017

Nhận Định về Bài Viết Lý Do cuộc Đảo chánh 1. 11. 1963 của Sử Gia Trần Gia Phụng -Phần 2-

-Phần 2-

Lê Bình

IV. Về 3 Biến Cố Lịch Sử

Vì vậy, chính phủ Diệm càng ngày càng bị phản đối, nổi bật nhất là các vụ: 1) Ngày 26-4-1960, 18 chính khách tên tuổi trong Uỷ Ban Tiến Bộ Và Tự Do họp tại khách sạn Caravelle ở Sài Gòn, ra kháng thư công khai phản đối chế độ Ngô Đình Diệm độc tài. 2) Ngày 11-11-1960 của nhóm Nguyễn Chánh Thi, Vương Văn Đông đảo chánh hụt. 3) Ngày 27-2-1962, hai phi công Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc ném bom Dinh Độc Lập.

1. Nhóm Trí Thức Caravelle

Thánh nhân giữa đời thường..


Thánh nhân giữa đời thường..

Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua..
Nghĩ lại vẫn thấy xót xa mà ?!
Đại ân Đại Đức Ngô Tổng Thống .
Bao giờ có lại ở Nước ta ???

Nhiều người vẫn nói là "tất nhiên"
Thời đó xoay sở dễ khắp miền ....
Tiếc cho thiên hạ vô tâm quá..
Đã không thấy được MỘT ÔNG TIÊN (*)

Thứ Bảy, 25 tháng 11, 2017

Nhận Định về Bài Viết Lý Do cuộc Đảo chánh 1. 11. 1963 của Sử Gia Trần Gia Phụng

Lê Bình

-Phần 1-

Đề tài thật sự cuốn hút tôi, vì tôi nghĩ một nhà nghiên cứu sử như ông viết về một biến cố đã xảy ra cách đây 46 năm, chắc chắn ông đã có nhiều thì giờ để nghiên cứu, đối chiếu các tài liệu để đưa ra một nhận định công tâm, khách quan và khoa học hơn về những biến cố một thời đã gây ra nhiều tranh cãi và vẫn còn những âm hưởng không tốt đẹp đến ngày nay, đặc biệt là giữa đồng bào Công giáo và Phật Giáo. Nhưng khi đọc xong bài viết của một người được gọi là sử gia như ông, thú thật với ông, tôi vô cùng thất vọng, vì những lý do sau đây:

Thứ Sáu, 24 tháng 11, 2017

TRỒNG NGƯỜI :


TRỒNG NGƯỜI :

1/ - Quản Trọng trong sách Quân Tử có nói :

Nhứt niên chi kế mạc như thụ cốc,
Thập niên chi kế mạc như thụ mộc.
Chung thân chi kế mạc như thụ nhơn,
Nhứt thu nhứt hoạch giả, cốc dã.
Nhứt thu thập hoạch giả, mộc dã,
Nhứt thu bách hoạch giả, nhơn dã.

Tạm dịch:

MỘT SỐ ẢNH LỊCH SỬ VỀ TT NGÔ ĐÌNH DIỆM

Thứ Tư, 22 tháng 11, 2017

LÁ THƠ CỦA TT NGÔ ĐÌNH DIỆM GỞI VUA BẢO ĐẠI


Nguyên văn bản dịch bức thư của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm gửi Vua Bảo Đại. Nội dung bức thư này là để xin nhà vua tăng thêm quyền lực cho Thủ Tướng, vì nhà vua đã hứa sẽ cho Thủ Tướng toàn quyền khi mời Ông nhận chức Thủ Tướng, nhưng trên thực tế Cụ Ngô đã đón nhận hàng triệu người di cư, từ chối ký Hiệp Định Geneve .... mà không có một chút thực quyền nào (không có quân đội, trong khi Tướng Hinh là Tổng Tư Lệnh quân đội lúc đó thì lại luôn hăm dọa sẽ đánh vào Dinh Độc Lập). Lúc đó, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm chỉ có chừng hai tiểu đội !!! Rất tiếc tôi chỉ tìm được hình ảnh phần chót của lá thư viết bằng tiếng Pháp !!!

Thứ Bảy, 11 tháng 11, 2017

THÀNH KÍNH TRI ÂN.


THÀNH KÍNH TRI ÂN.
.
Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã chết 54 năm rồi, nhưng có thể 540 năm và muôn đời nữa; lịch sử sẽ không bao giờ quên Ông. Không quên Ông, một người dâng cả cuộc đời cho Quê Hương Đất Nước, không quên Ông vì Ông là một con người không bao giờ xây dựng cho mình một cuộc sống sang giàu, danh vọng, kể cả danh vọng của các bậc tu trì, mặc dù Ông đã sống một cuộc đời tu trì đúng mực. Ông luôn tự cho mình "Tôi chỉ là một người bình thường. Tôi chỉ biết thức khuya dậy sớm làm việc, một lòng hiến dâng đời tôi cho đất nước và dân tộc.”. Nhưng có thể nói Ông Ngô Đình Diệm đã làm cho Đất Nước và Dân Tộc của Ông trở nên cường thịnh. Và than ôi! Chính vì những việc làm này, những thành quả này mà Ông bị giết, bị giết một cách tàn bạo.

Thứ Sáu, 10 tháng 11, 2017

Đây là câu trả lời cho những ai còn cho rằng Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã "cướp quyền" từ tay vua Bảo Đại !!! Thành lập nền Đệ Nhất Cộng Hòa

Tác giả Ngô Đình Châu

(trích trong quyển “Chính Biến 1-11-1963 & TT Ngô Đình Diệm” trang 45).
.................

Tính ra trong năm 1955, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đã liên tiếp gặp nhiều khó khăn to lớn. Từ việc cựu hoàng Bảo Đại cử ông làm Thủ Tướng bị Pháp chống đối quyết liệt, và Pháp đã sử dụng các thành phần thân Pháp, các lực lượng giáo phái và Bình Xuyên để gây khó khăn cho ông. Chính phủ Pháp đã chỉ thị cho đại sứ của họ ở Nam Việt Nam là Ely phải tìm cách thay ông Diệm từ đầu tháng 1-1955. Trước tình hình căng thẳng đó, Tướng Collins, đại sứ đặc quyền của Tổng Thống Mỹ Eisenhower tại Việt Nam, cũng đã đề nghị với Ngoại Trưởng Dulles là nên thay ông Diệm.

Thứ Năm, 9 tháng 11, 2017

THƯƠNG TIẾC CỤ NGÔ KHÓC VẬN NƯỚC VIỆT NAM


Một buổi sáng mùa Thu
Mùng Hai Tháng Mười Một
Năm Một Chín Sáu Ba
Trời trong xanh nắng đẹp
Bỗng chuyển thành âm u
...Như một điềm báo trước
Như một đoản khúc sầu
Vọng từ đáy vực sâu
Như một lời giã biệt
Đưa tiễn một linh hồn...

Thứ Tư, 8 tháng 11, 2017

Thánh lễ giỗ và cầu nguyện kính nhớ cố TT Ngô Đình Diệm tại Đức Quốc.

Ơn Ngô Tổng Thống mãi khôn ngơi
Tận tụy hy sinh suốt một đời

Vâng! đúng như hai câu thơ trên, Ngài đây là chúng tôi muốn nói đến Vị đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) tức là cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Tại sao chúng ta ghi ơn Ngài? Xin thưa rằng: Vì Ngài là vị Tổng Thống yêu nước thương dân, có đủ tài đức Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, và cả cuộc đời đã hy sinh cho Tổ Quốc Việt Nam.

Thứ Hai, 6 tháng 11, 2017

Bài giảng lễ giỗ tổng thống GB. Ngô Đình Diệm * – Lm. Phêrô Nguyễn Văn Khải, DCC

Kính thưa cộng đoàn, hôm nay chúng ta tụ họp trong thánh đường này để tưởng nhớ và cầu nguyện cho các linh hồn, cách riêng là linh hồn Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm, vị Tổng thống (TT) đầu tiên của Việt Nam, người đã giành lại độc lập và tự do cho dân tộc, đã lập nên nền Đệ nhất Cộng Hòa, đã lãnh đạo Miền Nam Việt Nam thành một quốc gia phú cường mà trong đó người dân sống thanh bình và tự do, ấm no và hạnh phúc. Chúng ta biết công đức của TT Ngô Đình Diệm thì nhiều vô kể. Trong thánh lễ này, chúng ta chỉ chiêm ngưỡng xem ngài đã sống đức tin công giáo thế nào, đã theo Chúa và họa lại nơi bản thân mình hình ảnh Chúa Kitô ra sao.

Thứ Bảy, 4 tháng 11, 2017

Bản Lên Tiếng Thứ 20 Tôn Vinh Anh-hùng Ngô-đình-Diệm, Anh-hùng Ngô-đình-Nhu Là Anh-Hùng Dân-Tộc Việt-Nam, Danh-Nhân Lịch-Sử Việt-Nam Cận Hiện-Đại

Hội Sử-Học Việt-Nam tại Âu-Châu, Vietnamese historical Association in European

Websites:

Di ảnh anh-hùng dân-tộc Việt-Nam Ngô-đình-Diệm; Anh-hùng dân-tộc Việt-Nam Ngô-đình-Nhu

Định nghĩa danh từ:

Anh-hùng: Bậc tài giỏi xuất-chúng (Việt-Nam Tự-Điển quyển thượng trang 25 do tác giả Lê-văn-Đức cùng nhóm văn hữu biên soạn, tác giả Lê-ngọc-Trụ hiệu đính); Xuất-chúng: Cao vượt hơn quần chúng (Hán-Việt Từ-Điển do tác giả Đào-duy-Anh biên soạn trang 583);

Dân-Tộc: Dân một nước hay cùng chung một bộ lạc, cùng chung một tiếng nói hay chữ viết, một phong tục, sống chung nhau dưới một tổ-chức cai-trị và ràng buộc nhau vì quyền-lợi và phận-sự (VNTĐ quyển thượng trang 358, tác giả nt).

GIỖ NGÔ TỔNG THỐNG

GIỖ NGÔ TỔNG THỐNG

Đầy ắp tình thương nhớ vạn phần
Ngài Ngô Tổng Thống của toàn dân
Anh minh chính trực thương dân nước
Lỗi lạc ngay lòng mến nghĩa ân 
Quyết giữ Quê Hương tròn lãnh thổ
Bảo toàn Đất Nước thoát ngoại nhân 
Ngờ đâu phản tướng hùa theo giặc
Vạn kiếp danh lưu ở cõi trần.

Lễ giỗ cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm tại Melbourne 2017


Melbourne, và lúc 19 giờ Ngày 2/11/2017. Tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam Hoan Thiện Vùng Keyborough Victoria. Thánh Lễ đồng tế cầu cho các Tín hữu đã qua đời, và đặc biệt tưởng nhớ đến Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, vị Tổng Thống đầu tiên xây dựng nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa, đã được tổ chức thật trọng thể tại lễ đài khu tưởng niệm của trung tâm.

Thứ Sáu, 3 tháng 11, 2017

Xin đọc bài của người Phật tử viết về Tổng Thống Ngô Đình Diệm.


Ông Nguyễn Kim Khánh nhận xét rất đúng

Nhìn lại lịch sử từ khi Hoàng đế Bảo Đại mời ông Ngô Đình Diệm về làm Thủ tướng , sau đó được dân bầu làm Tổng thống --- Thời gian 1954 đến 1963 là thời kỳ Phật Giáo phát triển huy hoàng nhất trong 60 năm qua .

TT Diệm đã bổ nhiệm và gắn lon tướng ----từ chuẩn tướng lên đại tướng -- cho hơn hai mươi tướng lãnh .- Tất cả những tướng này đều là người Phật Tử --và đều được TT yêu thương , bổ nhiệm vào những chức vụ quan trọng chính phủ và quân đội .

TT Diệm không thăng cấp tướng lãnh nào cho người Công Giáo cả .

Suy Nghĩ Của Một Giới Trẻ Từng Hiểu Sai về Ngô Tổng Thống.

Hôm nay, mình dành chút thời gian đi viếng mộ cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm (12.8.2017). Người khai sinh ra nền đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa, Cụ đã chịu oan hơn 50 năm qua. Có rất nhiều tài liệu giải mã về Cụ cũng rất nhiều, khen có, chê có. Giới trẻ ngày nay cũng hiểu và đánh giá về Cụ rất nhiều. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bạn trẻ trong nước vẫn chưa thật sự hiểu về Cụ. Từng là 1 cậu học sinh hiểu sai về Cụ, trách móc sai lầm về Cụ rất nhiều. Nay viết 1 bài để tạ lỗi một vị anh hùng dân tộc.

Sinh trưởng trong một gia đình công giáo danh vọng bậc nhất miền Trung thời đó. Tiếp thu tư tưởng từ cha ông ( Cụ Ngô Đình Khả nổi tiếng là một vị quan thanh liêm, cương trực, đức độ, một nhà ái quốc chân chính, là bạn thân của các nhà cách mạng nổi danh thời đó như cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Kỳ Ngoại Hầu Cường Để. Thành tích đáng kể nhất của cụ cố Ngô Đình Khả là nỗ lực thành lập Trường Quốc Học tại Huế, một trường công lập đầu tiên giảng dạy theo chương trình học thuật Đông Tây tại Việt Nam. Và chính Cụ là vị đại thần duy nhất đã can đảm công khai chống lại thực dân Pháp phế bỏ và đầy vua Thành Thái sang Phi Châu sống lưu vong, sau đó Cụ đã xin rũ áo từ quan về quê làm ruộng.)

Thứ Năm, 2 tháng 11, 2017

Tổng Thống Ngô Đình Diệm và lịch sử

 


“Hãy để lịch sử phán xét” là câu thường được nói khi có những mâu thuẫn về suy nghĩ, quan điểm về một nhân vật, một sự kiện… Khi còn nhỏ, tôi thường tự hỏi “lịch sử” là gì mà có thể quyết đoán đúng sai đến vậy? Chẳng phải lịch sử cũng là do con người viết hay sao. Lớn hơn chút nữa, tôi còn thấy “lịch sử”được viết bởi phe thắng cuộc nữa, vậy thì làm sao mà “lịch sử” phán xét được?

Đến giờ thì tôi đã hiểu được “lịch sử” thật đáng nể. Đó là phán xét qua thời gian, hàng trăm năm, hàng thế kỷ, bởi con người, không chỉ những người đương thời trong cuộc, mà cả những thế hệ sau, khi các bí mật, diễn tiến, nguyên nhân và hậu quả đều được phơi bày với thời gian.

Thánh lễ cầu nguyện cố Tổng thống Ngô Đình Diệm

Ảnh Tin Mừng Cho Người Nghèo

Vào lúc 16 giờ ngày 1/11/2017, tại nghĩa trang Lái Thiêu, Bình Dương đã diễn ra buổi Thánh lễ Cầu nguyện cho cố Tổng thống Ngô Đình Diệm và các Bào đệ của Ngài cùng tất cả những tử sĩ đã hy sinh trong cuộc nội chiến của Việt Nam trước năm 1975 (không phân biệt Nam – Bắc).

Thánh lễ được tổ chức đồng tế, gồm các vị Linh mục đến từ nhiều Dòng, Giáo xứ khác nhau:

Trước thềm hội nghị APEC: linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong có bài giảng là...

Thánh lễ giỗ cố TT Ngô Đình Diệm ở nghĩa trang Lái Thiêu bị nhà cầm quyề...

Dưới Chế Độ CS Ngày Nay: Toàn Dân Tiếc Thương TT Ngô Đình Diệm


NẾU TỔNG THỐNG DIỆM KHÔNG BỊ LẬT ĐỔ VÀ SÁT HẠI, VIỆT NAM SẼ RA SAO ? Thiện Ý

Thứ Tư, 1 tháng 11, 2017

Vết đen trên lương tâm nước Mỹ sau ngày 1.11.1963


Ngày 1.11.1963, chế độ Cộng Hòa tại miền Nam Việt Nam bị lật đổ trong một cuộc đảo chính quân sự. Tổng thống Ngô Đình Diệm, do dân bầu ra trong một cuộc tuyển cử tự do, đã bị giết chết cùng với cố vấn Ngô Đình Nhu, em ông.

Ngày nay, sau 54 năm, những bí mật liên quan đến cuộc chính biến bi thương và đẫm máu ấy đã lần lượt được đưa ra ánh sáng, cho thấy đồng minh Hoa Kỳ, dưới chính quyền Kennedy, đã đóng vai trò chủ động từ đầu tới cuối.

Lật lại trang sử của nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa

Cách nay cũng chưa lâu, tôi có đọc một bài viết trên Dân Làm Báo của tác giả Cánh Dù lộng gió. Ông đặt ra câu hỏi: "Ai là những kẻ đánh thuê?". Thật ra trong câu hỏi này, người ta chỉ cần nhìn vào biểu tượng của màu cờ thôi, chịu khó động não một chút thì cũng đã có sẵn câu trả lời.


Lá cờ màu vàng và ba sọc đỏ là tượng trưng cho dân tộc máu đỏ da vàng của cả ba miền. Cờ đỏ sao vàng mang hàm ý đã bán linh hồn cho cộng sản quốc tế chứ không thể là lá cờ của người Việt Nam!

Câu nói của Cố Vấn Ngô Đình Nhu. Hôm nay 1/11 xin tri ân Ông ❤


CỐ VẤN NGÔ ĐÌNH NHU - BỘ ÓC CỦA NỀN VIỆT NAM CỘNG HÒA.

Anh Em Nhớ Đến Tôi…(Lời ông Ngô Đình Nhu)

Mấy ngày trước đây – sau khi bọn quá khích phản loạn oanh tạc Dinh Độc Lập, – có một số anh em ngoại quốc cũng như trong nước đến thăm và chúc mầng cho tôi. Tôi có trả lời rằng: “Cái việc sống, việc chết của chúng tôi là ở trong tay Đấng Chí Tôn. Người để tôi sống hay là tôi chết, thì tôi cũng xin anh em nhớ sáu điều mà tôi đã đóng góp vào chế độ này."

Sáu điều đó:

THƯ MỜI Lễ giỗ và Tưởng Niệm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm lần thứ 54 (1963 – 2017)


KHỐI TINH THẦN NGÔ ĐÌNH DIỆM ĐỨC QUỐC
https://khoitinhthanngodinhdiemducquoc.blogspot.de/
Kính gởi: - Quý Vị Lãnh Đạo Tinh Thần các tôn giáo
- Quý Vị Thân Hào Nhân Sĩ, Quý Tổ Chức, Quý Hội Đoàn và Quý Đồng Hương
Kính thưa Quý Vị,
54 năm thiết nghĩ là đủ để đánh giá một nhân vật lịch sử đã qua đời. Trong trường hợp Tổng thống Ngô Đình Diệm của nền Đệ nhất Cộng hòa, thì lại càng quá đủ để đánh giá ông nếu so sánh với nền độc tài đảng trị cộng sản tại Việt Nam ngày nay.
Cụ Ngô Đình Diệm ra đi, nhưng để lại một thông điệp và lời hiệu triệu hùng hồn, khí phách và cao cả:
“Tôi tiến, hãy theo tôi! Tôi lùi, hãy bắn tôi! Tôi chết, hãy nối chí tôi”.

CUỘC ĐẢO CHÁNH 1-11-1963



Sau khi ăn sáng, Trung Tá Nguyễn Ngọc Khôi, tư lệnh Lữ Đoàn Phòng Vệ rủ tôi lên lầu nói chuyện. Hôm đó, ông ăn sáng ở Câu lạc bộ với tôi, vì tối hôm trước ông ngủ lại trong trại. Phòng ngủ của ông ngay trên lầu Câu lạc bộ.

Tôi dùng điện thoại ở phòng ông để kiểm soát lại việc chào kính đô đốc Harry Felt, tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương sáng hôm đó đến thăm Tổng Thống. Vừa gác ống nghe thì chuông điện thoại kêu. Tôi nhấc máy, nghe tiếng Đại Úy Hoa, chánh văn phòng của Trung Tướng Đôn, quyền tổng tham mưu trưởng, cho biết trung tướng muốn nói chuyện với Trung Tá Khôi. Tôi đưa ống nghe cho Trung Tá Khôi. Sau khi nói chuyện, ông cho biết:

Bài của Thượng Tọa Thích Quảng Lợi.Nói về TT ngô Đình Diệm

Hôm nay là ngày Quốc khánh của VNCH 26/10 tui viết vài dòng tưởng nhớ về cố Tổng thống Ngô đình Diệm.

Sau Hiệp định Genève 1954 ông Ngô đình Diệm được Quốc trưởng Bảo Đại cử về nước làm Thủ tướng của chính phủ Quốc gia. Công việc tại Sài gòn tam xong Thủ tướng Ngô đình Diệm về miền Trung thăm quê hương sau nhiều năm xa cách. Lúc đó tui đang làm công chức tại Tòa Hành chánh tỉnh Quảng nam ở Hội an. Thấy người dân rầm rộ đi lên cầu Câu lâu cách Hội an trên 10km để đón mừng Thủ tướng Ngô đình Diệm tui cũng đạp xe đi xem. Lúc Phái đoàn của Thủ tướng đến phía nam cầu Câu lâu chờ qua sông bằng chiếc phà kéo vì cầu sập trong chiến tranh, tui thấy dân chúng tập truing 2 bên bờ sông rất đông. Khi chiếc phà qua được 1/2 sông có một số người dân nhảy xuống bơi ra giữa sông níu chiếc phà chào mừng Thủ tướng còn trên bờ họ hô vang "Hoan hô chí sỹ Ngô định Diệm về nước". Dân chúng nô nức đi đón Thủ tướng Ngô đình Diệm một cách tự phát, không ai kêu gọi hay xúi dục và đó là lần đầu tiên tui biết cụ Diệm.

Thứ Hai, 30 tháng 10, 2017

Đã đến lúc cần phải chính thức vinh danh cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm

Từ trước đến nay đã có rất nhiều sách báo, bài viết về cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, đặc biệt vào dịp lễ giỗ hằng năm của ngài.

Hầu hết tất cả đều nói lên tâm tình kính phục, mến mộ, thương tiếc một vị Tổng Thống yêu nước, thương dân, thanh liêm, đạo đức, nhắc lại cuộc đời và sự nghiệp chính trị của ngài, và đặc biệt cuộc đời tại vị Tổng Thống đầu tiên của nước Việt Nam. Chúng được viết ra bởi những người đã từng sống, cộng tác, hay có những quan hệ thân thiết, gần gũi ít nhiều với ngài với tư cách là bạn hay những người dưới quyền ngài. Thiết tưởng bài viết của những vị ấy như những nhân chứng lịch sử sống động về cuộc đời của ngài.

Giới trẻ Việt Nam nói gì về cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm ?


– Vào mùng 1 tháng 11 tới đây, lễ giỗ lần thứ 54 cố Tổng thống Ngô Đình Diệm sẽ được tổ chức tại nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi, Lái Thiêu, Bình Dương, ngay phần mộ của hai ông. Một thông báo ngắn gọn trên Facebook của Linh mục An tôn Lê Ngọc Thanh mời gọi tất cả các thành phần yêu mến Tổng thống Diệm đến tham dự.

Ngay sau đó là một sự hưởng ứng từ những bạn trẻ khu vực Sài Gòn và lân cận đã đến phần mộ để dọn dẹp sạch sẽ chuẩn bị cho ngày lễ giỗ.

Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2017

Những kẻ u mê thù ghét Đệ I CH , là một trong 4 thành phần nhúng tay vào tội ác:

 

Những kẻ u mê thù ghét Đệ I CH , là một trong 4 thành phần nhúng tay vào tội ác:

1) Mỹ (chủ mưu)
2) CS (cấu kết vì cùng thù ghét TT Diệm)
3) Những kẻ lấy danh nghĩa Phật giáo gian phản (gian ác lợi dụng áo cà sa, vừa ăn tiền Mỹ, vừa làm tay sai CS!)
4) Tướng tá phản bội phản phúc (ăn tiền Mỹ phá hoại đất nước!)

Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2017

TƯỞNG NIỆM THIẾT LẬP CHẾ ĐỘ CỘNG HÒA LẦN ĐẦU TIÊN 26.10.1956 TẠI VIỆT NAM



Đã nhiều lần, Ông NGÔ ĐÌNH DIỆM từ chối không nhận chức Thủ tướng do Vua BẢO ĐẠI đề nghị. Nhưng lần ở Paris năm 1954, trước đe dọa chia đôi đất nước do âm mưu của Hồ Chí Minh với Pháp, Hoàng đế BẢO ĐẠI đã phải nhấn mạnh với Ông NGÔ ĐÌNH DIỆM hai điểm khiến Ông không thể từ chối: (1) Đất đang lâm nguy trầm trọng bị Thực dân Pháp và Quốc tế Cộng sản chia cắt; (2) Lòng yêu nước nơi Ông NGÔ ĐÌNH DIỆM mà Hoàng đế BẢO ĐẠI đã từng biết rõ. Đụng tới hai điểm đó, thì Ông NGÔ ĐÌNH DIỂM không thể từ chối chức vụ Thủ tướng nữa.

CHÚC MỪNG SINH NHẬT VIỆT NAM CỘNG HÒA.

26-10-1955: Thủ Tướng Ngô Đình Diệm tuyên bố thành lập Việt Nam Cộng Hòa 
26-10-1956: Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa được ban hành, đánh dấu ngày Quốc Khánh của Việt Nam.
CHÚC MỪNG SINH NHẬT VIỆT NAM CỘNG HÒA 
Tôn vinh và tưởng nhớ Người sáng lập ra Quốc gia VNCH và thiết lập một nền Dân chủ tự do đầu tiên trên đất Việt. Xin ghi ơn đến Tổng Thống và tất cả các Quân Dân Cán Chính đã chiến đấu và hy sinh để bảo vệ nền độc lập, dân chủ, tự do thật sự ấy.

Vị Quốc Vong Thân: 02.11.1963



Bài viết này tôi gặp được trên mạng. Tuy rất tâm tình nhưng có thể vì lí do thời gian nên có vài sự thật mà khi viết, tác giả chưa được biết !

Vị Quốc Vong Thân: 02.11.1963

Sự kiện Phật Đản, 1963 tại Huế do Thượng toạ Trí Quang xách động xảy ra là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới chính phủ Tổng thống Kennedy bỏ rơi Tổng thống Ngô Đình Diệm và khuyến khích đảo chính để lật đổ nền đệ nhất Cộng hoà, đã đưa Miền Nam đến tình trạng hỗn loạn. Cuộc đảo chính diễn ra vào lúc 11h30 ngày 01 tháng 11 năm 1963, lực lượng đảo chính đã chiếm dinh tổng thống, ông và Ngô Đình Nhu ra khỏi dinh và về lánh nạn tại nhà thờ Cha Tam – Chợ Lớn.

Thứ Ba, 24 tháng 10, 2017

THƯ MỜI THAM DỰ THÁNH LỄ TƯỞNG NIỆM VÀ CẦU NGUYỆN CHO CỐ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM

Kính gởi:

- Qúy Lãnh Đạo Tinh Thần các Tôn GIáo
- Qúy Cộng Đồng - Hội Đoàn - Đảng Phái - Qúy Thân Hào Nhân Sĩ Qúy Đồng Hương tại Hòa Lan và các Quốc gia Âu Châu 

"Ai chết cho quê hương, sống muôn đời."( DANH NGÔN )

Trân trọng kính mời Quý Vị vui lòng bớt chút thời giờ đến Tham dự Lễ Giỗ lần thứ 54 Cố Tổng Thống Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm và người em là ông Ngô Đình Nhu. Đồng thời chúng ta cũng cầu nguyện cho các linh hồn người thân đã qua đời.

Vào ngày Chúa Nhật 29 - 10 - 2017, từ 13 giờ tới 17 giờ tại thánh đường Sint Antoniuskerk:


Đây cũng là lần thứ năm mà ban tổ chức duy trì Thánh Lễ và Tri ân Cố Tổng Thống Gioanbaotixita Ngô đình Diệm.

Chương trình tổng quát:

Thứ Hai, 23 tháng 10, 2017

Thông báo ngày Quốc Tế nhân Quyền tại CHLBĐ.


Chí sĩ Ngô Đình Diệm


ÐÔI DÒNG KHAI BÚT. 

Ngày 07.07.1954, Chí sĩ Ngô Ðình Diệm chấp chánh Thủ tướng và trình diện Chính phủ, khi tôi sắp tròn 10 tuổi. Lúc đó, nhờ thân phụ có đặt mua nhật trình (báo ngày), nên tôi có dịp đọc tin tức, thời sự… Năm 1955, lính Bình xuyên pháo kích giải trí trường Ðại Thế giới (đã bị đóng cửa) không đúng tọa độ, nên rơi bên ngoài, nhà tôi ở gần đó, nên phải di tản… Hưởng thụ nền giáo dục nhân bản Việt Nam Cộng hòa và phương pháp giảng huấn tại tư thục Lasan Taberd, như các bạn cùng thời, chúng ta đồng tiến trên đường học vấn. Trong nhiều năm, nhân lễ Giáng sinh, ông Diệm đã đến dâng Thánh Lễ với các Sư huynh và học sinh… Ngày 02.11.1963, Tổng thống Ngô Ðình Diệm vị quốc vong thân. Trong những năm khi Tổng thống và Cố vấn Ngô Ðình Nhu an nghỉ tại nghĩa trang Mạc Ðỉnh Chi, sáng ngày 2 tháng 11 hàng năm, đông đảo đồng bào đã dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho linh hồn Nhị Vị và các Sĩ Quan bị thãm sát tại Vương cung Thánh đường Sài gòn và, sau đó, đa số đã tuần hành viếng mộ và cầu nguyện tại đây. 

Thứ Bảy, 21 tháng 10, 2017

Tưởng nhớ công ơn Tổng Thống Ngô Đình Diệm


“Tôi tiến, hãy tiến theo tôi.
Tôi lùi, hãy giết tôi.
Tôi chết, hãy nối chí tôi”
Ngô Đình Diệm

Ngày 7/5/1954 Diện Biên Phủ thất thủ. Hoàng Đế Bảo Đại mời ông Ngô Đình Diệm đảm nhiệm chức vụ Thủ Tướng. Biết tình hình khó khăn, ông đã từ chối mấy lần nhưng Hoàng Đế Bảo Đại vẫn năn nỉ. Sau cùng, ông đã đòi phải được tòan quyền về dân sự cũng như quân sự ông mới nhận lời.

Thứ Năm, 19 tháng 10, 2017

NHỚ NGÀY QUỐC KHÁNH XƯA CỦA VNCH ĐỆ NHẤT

Ngày quốc khánh 26.10.1956 là ngày lễ quan trọng của nền đệ nhất VNCH, đánh dấu một sự kiện lịch sử, đó là ngày công bố hiến pháp của nền đệ nhất cộng hòa do Tổng Thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo trong vùng lãnh thổ từ vĩ tuyến 17 tới mũi Cà Mau với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

DIỂN TIẾN THÀNH LẬP NƯỚC VNCH

Quốc gia Việt Nam thành lập năm 1947, cũng từng dùng lá cờ hoàng kỳ làm quốc kỳ, thế nhưng trong một thời gian dài không có Hiến pháp lẫn Quốc hội. Chính vì thế Quốc trưởng Ngô Đình Diệm xúc tiến việc tổ chức bầu Quốc hội Lập hiến.

NẮNG ĐẸP MIỀN NAM!!! (CÔNG TRÌNH DỰNG NƯỚC TRONG NHỮNG NGÀY ĐẦU CHẤP CHÍNH CỦA TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM)


Bài viết để vinh danh chí sĩ Ngô đình Diệm của hậu dụê VNCH tại Hải Ngoại. Một người đã hết lòng vì nhân dân miền nam và hơn 1 triệu đồng bào miền Bắc di cư năm 1954, bài được viết theo cái nhìn của những người trẻ xuyên qua các tài liệu lịch sử trong và ngoài nước.
Được biết trong thời đệ nhất cộng hoà, một chế độ Dân Chủ Tự Do đã ra đời, người khai sáng chế độ là Tỗng Thống Ngô Đình Diệm, được đa số dân miền nam tín nhiệm với 5.721.735 phiếu qua cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vào ngày 6 tháng 10 tại miền nam VN. Trong thời gian mới vừa nhậm chức Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã bắt tay ngay vào việc xây dựng miền nam, từ việc tiếp đón hàng triệu người miền Bắc di cư vào nam sau hiệp định Genève ngày 20.7.1954; ổn định tình hình chính trị phức tạp của miền Nam do Pháp để lại với nhiều phe phái và quân đội khác biệt không trực thuộc chính quyền đương nhiệm, Hai việc nầy là là hai vấn đề lớn đầy thử thách với vị Tổng Thống dân cử đầu tiên nầy. Lúc đó các giáo phái Cao Đài, Hoà Hảo, Bình Xuyên, Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân Đảng.... đều chưa thần phục chính quyền miền nam VN của ông Diệm. 

Thứ Tư, 18 tháng 10, 2017

Sự khác biệt giữa cái chết của Tổng thống Ngô Đình Diệm và Đại tá Gadhafi.


Sau khi ông đại tá Gadhafi bị giết chết, cũng đúng vào lúc lễ Tưởng niệm Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Một số người, dĩ nhiên đã từ lâu họ có chủ trương xuyên tạc, bôi bẩn Tổng Thống Ngô Đình Diệm, thù ghét Công giáo, họ cho rằng "cái chết của hai ông lãnh tụ đều giống nhau". Giống nhau ở điểm hai vị "lãnh tụ đều tàn ác dã man, phải đền tội". Nhưng lập luận của họ đã có chủ trương nên khó lòng thuyết phục. Bài viết dưới đây không dành cho những người đó, mà chỉ muốn gởi đến độc giả hiểu biết để nhìn một sự thật không thể chối cãi.

Tổng Thống Ngô Đình Diệm sinh ngày 03 tháng 01 năm 1901 tại làng Đại Phong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Năm 1918. Lúc mới 17 tuổi, ông đã được mời làm giáo sư Trường Quốc Tử Giám, một trường dành riêng cho con cháu các quan trong triều đình. Đến năm 1919 (18 tuổi), ông đủ tuổi để vào học trường Hậu Bổ, một trường tương tự như Học Viện Quốc Gia Hành Chánh sau này. Năm 1923, lúc 22 tuổi, ông được bổ nhiệm làm Tri Huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên, rồi Tri Phủ Hải Lăng tỉnh Quảng Trị.

Thứ Hai, 2 tháng 10, 2017

Những lời chia sẻ tận đáy lòng!


(" Thằng Diệm", " Thằng Tay Sai, Bán Nước ", " Bọn Mỹ Diệm ",) 

Các câu chữi có lẻ tôi đã quen tai từ những bài giảng của thầy cô trên trường lớp, tôi cũng bắt gặp khá nhiều trên các trang mạng, các dòng comment như thế. Và Chính tôi đây cũng đã từng như thế, tôi cũng có những lần phát ngôn ra những từ này. Để giờ đây tôi phải hối hận, và đang sữa chữa lỗi lầm của mình. Có lẻ để tìm hiểu rõ về ông thì chắc phải cần tốn thời gian khá dài và nhiều tư liệu khách quan. Nhiều khi tôi tự hỏi những người như tôi trước kia họ không biết thực sự về ông, hay do cố ý ? Hay họ bị tuyên truyền, họ lại không thích những bài nói tốt về ông?

Thứ Tư, 16 tháng 8, 2017

ĐƯỢC GÌ ...

ĐƯỢC GÌ...

(Nói với các bạn đã và sẽ ghi danh tham dự Đại Hội Việt Nam: Con Đường Nhân Bản)

ĐƯỢC GÌ là nhu cầu căn bản, là động lực cũng như là mục đích tối hậu cho mọi sự việc của con người. Do đó, sự tính toán, cân nhắc trước khi hành động là điều thật cần thiết, từ những việc nhỏ xảy ra thường ngày như đi chợ mua gì? Tập thể dục không? Làm gì lúc này? Hay những việc lớn hơn ảnh hưởng nhiều tới tương lai như học môn gì trong trường? Ra đời làm nghề gì? Lập gia đình với ai? v.v Người có một ý thức chọn lựa và hiểu rõ mình sẽ thâu được kết quả nào, chắc chắn 
sẽ dễ dàng thành công trên mọi lãnh vực. Nhưng giá trị của người nhận ĐƯỢC GÌ tùy thuộc vào thái độ và ý hướng của họ.

Thứ Hai, 7 tháng 8, 2017

Một chuyến hành hương Đức Mẹ Mễ Du hè 2017

Hồn nao nức mong về thăm Mẹ
Làng Mễ Du gọi nhẹ tim yêu
Dường như thương nhớ đã nhiều
Nằm trong tiềm thức từ chiều năm xưa

Vâng! sau một năm nhung nhớ cách xa, hôm nay tôi có dịp trở lại ngôi làng Mễ Du. Dù biết rằng đường xa ướt mưa, mà đúng là mưa thiệt, suốt cả ngày hôm nay nước Đức mưa tầm tã, mưa xuyên quốc gia, qua nước Áo cho đến hết nước Slowenien và sang đến Croatia mới có nắng. Có nhiều người trong đoàn nói rằng mưa hồng ân, cũng có lý vì toàn chuyến đi 8 ngày năm nay không qúa nóng như những năm trước, thời tiết dưới 30 độ C nên rất dễ chịu.

Thứ Sáu, 4 tháng 8, 2017

Tổng thống Ngô Đình Diệm- Không có thử nghiệm- chỉ có sống hay chết

 Lời người dịch: Vào ngày 19 tháng Sáu, 1962 ông Charles W. Wiley, đại diện tạp chí Mỹ National Review, đã có cuộc phỏng vấn riêng với Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm trong ba giờ. Vì lý do nào đấy bài phỏng vấn này không được phép đăng báo. Sau khi Tổng thống bị sát hại cùng với bào đệ Ngô Đình Nhu vào ngày 2 tháng 11, 1963, tạp chí National Review quyết định đăng lại trích đoạn sau của cuộc phỏng vấn.


Wiley: Thưa Tổng thống Diệm, ông có thể ngăn chặn cộng sản ở Việt Nam?

Ngô Đình Diệm: Chúng tôi có thể làm được và sẽ làm được. Cuộc đấu tranh tuy lâu dài và gian khổ, nhưng thời kỳ nguy hiểm nhất đã qua. Về mức độ nào đấy, vấn đề của chúng tôi ở đây chỉ là một phần của bức tranh rộng lớn hơn. Cộng sản-kẻ thù chung của chúng ta-suy nghĩ theo chiến lược toàn cầu. Và điều này cũng hợp lý. Thế giới Tự do mất hết nước này đến nước khác do quyền lợi xung đột và do không nhận ra cuộc đấu tranh toàn cục này. Khi cộng sản chiếm Cuba, tình hình của chúng tôi ở đây càng trở nên khó khăn hơn. Nếu họ xâm chiếm một nước ở Đông Nam Á thì Berlin lại yếu hơn.

Thứ Hai, 10 tháng 7, 2017

Ngày Việt Nam Tại Hawaii 201

Tác giả: Christina N. Cao

Từ 2 tháng Bẩy 2017, Giải thưởng Việt Báo bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Christina N. Cao lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, bằng một tự sự kể về "Ngày Việt Nam" và cuộc diễn hành quốc tế, nhân "Tuần Lễ Kỷ Niệm 50 Năm chiến tranh Việt Nam", tại Hawaii, 24 - 29 tháng 5, 2017.

Christina sinh năm 1975, chỉ 2 tháng trước ngày Sài Gòn sụp đổ. Ba bị tù csvn 10 năm. Gia đình qua Mỹ theo diện HO năm 1991, khi Christina được 16 tuổi. Cô hiện là Giám Đốc Dược Khoa cho Hãng Y Tế Prime Healthcare; và là Tổng Đoàn Phó Ngoại Vụ của Thanh Thiếu Niên Đa Hiệu. Năm 2015, Christina nhận giải thưởng về Kinh Doanh của Hội Di Sản Á Châu.

* * *

Thứ Ba, 20 tháng 6, 2017

Ông Bà Tiến sỹ sử học Phạm Văn Lưu gặp mặt với khối tinh thần Ngô Đình Diệm Đức Quốc.

Ngày hôm nay chủ nhật 18 tháng 7 năm 2017 Khối Tinh Thần Ngô Đình Diệm tại Đức đã hân hạnh đón tiếp Ông Bà tiến sĩ sử học Phạm Văn Lưu đến từ Úc Châu tại nhà dòng Celletinen ở thành phô Köln. 

Nhân dịp ông bà tiến sĩ sử học Phạm Văn Lưu cư ngụ tại Úc Châu đang có chuyến chu du Âu Châu và nghe tiếng về Khối TT Ngô Đình Diệm tại Đức nên ngỏ ý muốn có buổi gặp gỡ như là một dịp để chúng ta làm quen biết nhau. 

Thứ Hai, 19 tháng 6, 2017

NGƯỜI LÍNH VNCH VÀ THẾ HỆ TRẺ HÔM NAY

Người trẻ nước mình khi nghĩ về người lính VNCH để tri ân thì nghĩ chuyện gì?

Quân Lực VNCH là quân lực lớn nhất Đông Nam Á thời đó? Có gì hay khi xây dựng một quân lực thật to lớn?

Trang bị hùng hậu nhất? Thiết nghĩ chúng ta có thể đổ tiền ra mua nhiều súng đạn thì vẫn có thể trang bị hùng hậu nhất.

Tinh nhuệ nhất - nghĩa là được huấn luyện kỹ càng. Nhưng mình vẫn thua phải không?

Thiện chiến nhất – nghĩa là bắn giết rất giỏi, có thực sự đáng cho chúng ta nhắc lại và hãnh diện không? Có thể có, nếu nói là mình tự vệ.

Thứ Hai, 12 tháng 6, 2017

TT Ngô Đình Diệm dưới cái nhìn của các lãnh tụ


TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM DƯỚI CÁI NHÌN CỦA CÁC LÃNH TỤ HOA KỲ, ĐÔNG NAM Á, VÀ CÁC QUAN SÁT VIÊN QUỐC TẾ

Phần thưởng dành cho ông là những đòn thù đâm chém tơi bời lên lưng ông suốt 9 năm, đã đưa đến cái chết thảm khốc kinh hoàng cho ông.