Khối Tinh Thần Ngô Đình Diệm Đức Quốc chân thành kính chúc Qúy Độc Giả an bình và hạnh phúc

Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2016

XIN THẮP MỘT NÉN HƯƠNG TƯỞNG NHỚ CHÍ SĨ NGÔ ĐÌNH DIỆM.



KỶ NIỆM NGÀY SINH CỐ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM!!!
(03/01/1901 - 03/01/2016)) Nguồn Huỳnh Quốc Huy 
================================================

NHÌN LẠI HIỆP ĐỊNH GENEVE 1954:
PHI VỤ "CHIA CẮT ĐẤT NƯỚC" CỦA PHE BẮC VIỆT... VÀ CÂU CHUYỆN VỀ TẤM LÒNG YÊU NƯỚC CHÂN CHÍNH !
1. KỲ KÈO BỚT MỘT THÊM HAI ĐỂ... CHIA ĐÔI ĐẤT TỔ!

Từ ngày 8 tháng 5 năm 1954, Hội đàm Geneve bắt đầu đưa ra lập trường giải quyết vấn đề Việt Nam và Đông Dương.
Trong các cuộc thảo luận song phương riêng, Pháp và Trung Quốc đã thỏa thuận một giải pháp chung cho vấn đề Đông Dương: giải quyết vấn đề quân sự trước, tách rời giải pháp chính trị tại ba nước Đông Dương... tức chia cắt Việt Nam thàn 2 phần lãnh thổ - tạm đình chiến trước khi tổng tuyển cử - thống nhất.

Từ ngày 24 tháng 6 đến ngày 20 tháng 7, phái đoàn Pháp và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Bắc Việt) đàm phán trực tiếp: CẮT KHÚC NÀO trên bảng đồ Việt Nam để làm "giới tuyến quân sự tạm thời"; thời hạn tổ chức tổng tuyển cử tự do để thống nhất Việt Nam.
Pháp và Bắc Việt hai bên "mặc cả" với nhau để "cắt xén" quê cha đất tổ một cách ô nhục:
- Pháp đề nghị ở vĩ tuyến 18
- Bắc Việt đòi vĩ tuyến 13.
- Ngày 9-7, Bắc Việt "trả giá", hạ xuống vĩ tuyến 14
- Pháp vẫn giữ nguyên vĩ tuyến 18.
- Ngày 13-7, Bắc Việt lạ "trả giá" xuống vĩ tuyến 16.
- Đến ngày 19-7, hai bên đạt thoả thuận: ranh giới tạm thời ở vĩ tuyến 17.

Cuộc thảo luận này hoàn toàn không có đại diện của Quốc gia Việt Nam (phía Nam). Việc "chia đôi Việt Nam" đã được thảo luận riêng giữa Pháp, Việt Minh, Trung Quốc và Mỹ... nhưng đến cuối Hội nghị Genève phái đoàn Quốc gia Việt Nam mới được thông báo. Chính vì thế. họ từ chối ký Hiệp định Genève và tuyên bố phản đối việc phân chia Việt Nam.

Trưởng đoàn Quốc gia Việt Nam - Trần Văn Đỗ, lên tiếng phản đối sự chia cắt đất nước và từ chối ký Hiệp định này. Phái đoàn Hoa Kỳ cũng từ chối công nhận và không ký vào Hiệp định Genève, nhưng tuyên bố rằng: "sẽ coi mọi sự tái diễn của các hành động bạo lực vi phạm hiệp định là điều đáng lo ngại và là mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh quốc tế".

NGÔ ĐÌNH DIỆM RA LỆNH "QUỐC TANG"!

Một ngày sau khi Hiệp định Geneve được ký kết, ngày 22 tháng 7 năm 1954, Thủ tướng Quốc gia Việt Nam Ngô Đình Diệm đã ra lệnh: treo cờ rủ toàn Miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào, để bày tỏ quan điểm chống đối sự chia đôi đất nước. Đây có thể coi là Lễ "Quốc tang" đầu tiên của Miền Nam Việt Nam, ghi dấu một vết nhơ - một nỗi đau thương trong lịch sử dân tộc: đất nước bị chia cắt vì âm mưu của ngoại bang (Thực dân Pháp) và sự câu kết của các thế lực đầy tham vọng (Xô cộng - Tàu cộng - Bắc cộng).
Ngoại trưởng của Chính phủ - ông Trần Văn Đỗ - đã rơi nước mắt tại Hội đàm Geneve.

Cùng lúc đó, phía bắc vĩ tuyến 17, sau khi phe cánh của mình đặt bút ký kết chia cắt quê cha đất tổ, ông Hồ đăng đàn ra lời kêu gọi mạnh mẽ: "...thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập dân chủ cũng là một cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ... Trung, Nam, Bắc đều là bờ cõi của nước ta, nước ta nhất định thống nhất, đồng bào cả nước nhất định được giải phóng"...
Giải phóng khỏi cái gì? thì ít ai lý giải nỗi... Chỉ biết rằng ngay sau Hiệp định, hơn 1 triệu người (có tài liệu cho biết hơn 2 triệu người) đã rời miền Bắc Việt Nam theo chương trình Passage to Freedom - Con đường đến Tự Do. Một thống kê cho thấy chiều ngược lại, chỉ có khoảng 140.000 người từ Nam tập kết ra Bắc vĩ tuyến 17 sau Hiệp định này (chủ yếu là các đảng viên Cộng sản hoạt động phía Nam thời kháng chiến chống Pháp). Nhiều tài liệu và nhân chứng chỉ ra rằng, phía Bắc Việt (khối Cộng sản) đã chủ trương cài cắm lại hơn phân nửa số cán bộ đảng viên cộng sản chủ chốt, trụ lại miền Nam để tiến hành các hoạt động chiến tranh chống phá sau này.

Một năm sau, tháng 12 năm 1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm xóa bỏ tất cả các hiệp ước kinh tế, tài chính ký kết với Pháp trước đó; đồng thời mạnh mẽ yêu cầu Chính phủ Pháp "hủy bỏ Hiệp định Geneve và cắt đứt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" (Bắc Việt). Ông Ngô Đình Diệm còn lệnh rút đại diện của Quốc gia Việt Nam ra khỏi khối Liên hiệp Pháp. Ngày 22 tháng 3 năm 1956, người Pháp chấp nhận với Quốc gia Việt Nam, rút toàn bộ quân Pháp ra khỏi Việt Nam và rồi giải thể Bộ chỉ huy quân sự Pháp tại Đong dương (Sài Gòn). Sự kiện này đặt dấu chấm hết của chế độ Thực dân Pháp cũng như những ảnh hưởng - thao túng của Pháp tại Đông dương và Việt Nam.
Cũng trong giai đoạn cuối 1955 - đầu 1956 này, sau cuộc tuyển cử toàn miền Nam, ông Ngô Đình Diệm được bầu làm Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam, thay thế Quốc trưởng Bảo Đại dưới triều Pháp bảo hộ (đã thoái vị); và sau đó đổi chức danh - Quốc hiệu là Tổng thống - Việt Nam Cộng hòa.

THAY LỜI KẾT:
Trong suốt gần 10 năm làm Tổng thống Việt Nam Cộng hòa - Miền Nam Việt Nam, dù còn rất nhiều sai sót, yếu kém, lúng túng và "nóng vội" trong điều hành Quốc gia... nhưng nhìn chung ông Ngô Đình Diệm đã để lại nhiều di sản quý giá cho người dân Miền Nam. Một nền dân chủ dù non trẻ, nhưng rất tươi mới và tiệm cận với các nước phát triển... đã được đặt nền móng tại miền Nam. Trong khi nhận sự hậu thuẫn giúp đỡ, viện trợ rất lớn từ Mỹ và các nước đồng minh, nhưng đường lối "dân tộc tự cường" kiên định của ông Diệm là một bài học đáng nhắc nhở và tự hào. Dưới thời Đệ nhất Cộng hòa của ông Diệm, Việt Nam Cộng hòa đường hoàng chính chính là thành viên của Liên hiệp quốc, thành viên của các Diễn đàn hợp tác quốc tế có uy tín và ảnh hưởng rộng lớn nhất địa cầu. Cái tên Việt Nam Cộng Hòa và vị thế Kinh tế - Văn hóa - Chính trị của Đô thành Sài Gòn trở thành một "niềm tự hào" của người dân Miền Nam đối với bạn bè Quốc tế.

Nhưng điều mà nhiều bạn bè và giới trẻ nghiên cứu lịch sử của chúng tôi cảm thấy yêu quý nhất đối với ông Ngô Đình Diệm, chính là tấm lòng yêu nước chân chính và hết sức mãnh liệt trong ông. Đó là điều mà những người cùng thời, cùng hay khác chiến tuyến của ông Diệm... chẳng mấy người có được. Và nếu như nói Hiệp định Geneve là một dấu mốc đen đúa đau đớn của lịch sử dân tộc, thì Lệnh "Quốc tang" đầu tiên năm do ông Diệm ban ra... chính là một dấu ấn đầy khí phách của một nhân vật lịch sử đáng ngưỡng vọng! ./.
...

P/s: Viết nhân Kỷ niệm ngày sinh của Cố Tổng thống Đệ nhất Cộng hòa - Ngô Đình Diệm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét