Khối Tinh Thần Ngô Đình Diệm Đức Quốc chân thành kính chúc Qúy Độc Giả an bình và hạnh phúc

Thứ Ba, 10 tháng 11, 2015

TINH THẦN NGÔ ĐÌNH DIỆM BẤT DIỆT


Cách đây 52 năm (1963-2015) vào ngày 1 tháng 11 năm 1963 một cuộc đảo chánh do một nhóm tướng lảnh bi Mỹ mua chuộc đã xảy ra tại Sài gòn và kết quả là Tổng thồng Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu đã bị thãm sát. Nền Đệ Nhất Cộng Hòa cũng bị cáo chung. Kể từ ngày đó đến nay có nhiều sách báo đã viết về công và tội,cũng như lời khen tiếng chê về Nhà lãnh đạo Quốc gia Chí Sĩ Ngô Đình Diệm từ phía người quốc gia cũng như phía cộng sản.

Một trong những tài liệu đọc được từ phía Hà Nội của Đại tá Việt cộng Bùi Tín có đoạn như sau:

Ngô Đình Diệm với tư cách nhân vật lịch sử:

Ngô Đình Diệm xuất hiện trong chế độ chính trị Sàigòn giữa lúc Hội nghị Genève về Đông dương đang diễn ra, khi việc chỉ đạo và chi phí của cuộc chiến tranh Đông Dương chuyển hẳn từ Paris sang Washington. 

Ngô Đình Diệm được dư luận thế giới cho rằng là người của Mỹ, do chính giới Mỹ chọn và bồi dưỡng từ lâu. 

Bộ máy tuyên truyền của Hànội và cả phe XHCN miêu tả khác: Ngô Đình Diệm vốn là tay sai của thực dân Pháp, bỏ quan do kèn cựa với Phạm Quỳnh (cùng là thượng thư triều đình Huế), sau đó theo phát xít Nhật, sau đó được CIA Mỹ tuyển chọn, do giám mục Mỹ Spellman đào tạo và bồi dưỡng trong thời gian thế chiến II trên đất Mỹ để trở thành ‘’ tay sai tin cậy và trung thành ‘’ của Hoa kỳ. Hiện nay người trong nước phần lớn tin vào những lời tuyên truyền chính thức ấy. 

Cùng với thời gian và sự tìm hiểu những tư liệu lịch sử, tôi thấy rằng cần phải trả lại lẽ công bằng cho nhân vật lịch sử này: ngay từ khi còn trẻ Ngô Đình Diệm đã tỏ ra có tư chất thông minh xuất sắc; ông vào học trường hậu bổ rất sớm, làm tri huyện Hải lăng khi 28 tuổi, làm tuần phủ Phan Thiết (đứng đầu tỉnh) khi mới 30 tuổi, làm thượng thư bộ Lại (trên thực tế là đứng đầu nội các Nam triều) khi mới 32 tuổi (1933), trong khi trước đó các vị thượng thư như Nguyễn Hữu Bài, Tôn Thất Hân đều trên 60, 70 tuổi cả. 

Ngô Đình Diệm làm thượng thư có 4 tháng, đột nhiên treo ấn từ quan. Vì sao? Đây vẫn còn là điều bí ẩn. Nhiều người giải thích rằng đó là do mâu thuẫn với ông Phạm Quỳnh, thượng thư bộ Học. Năm 1945, tôi được nghe cha tôi (Bùi Bằng Đoàn, cùng dịp ấy được cử làm thượng thư bộ Tư pháp) kể lại trong cuộc nói chuyện với 2 ông anh ruột là Bùi Bằng Phấn và Bùi Bằng Thuận rằng: hồi ấy ông Diệm có ngỏ ý với Vua Bảo Đại và Khâm sứ Trung kỳ (người Pháp) là nước Pháp nên trao lại cho Nam triều các quyền nội trị ở Bắc kỳ y như ở Trung kỳ,và giao thêm cho cho các Hội đồng dân biểu Trung kỳ và Bắc kỳ một số thực quyền (vì thật ra hai cơ quan này chỉ có chút quyền tư vấn rất hình thức, hiếu hỷ). Theo Hòa ước Patenôtre 1884 (điều 16), vua VN trực tiếp giữ mọi quyền nội trị ở Trung kỳ và Bắc kỳ, nhưng đến năm 1887 toàn quyền Pháp Paul Doumer thay đổi cách cai trị 3 kỳ với 3 chế độ khác nhau, Nam kỳ là thuộc địa, trực trị (Colonie), Trung kỳ là Bảo hộ (Protectorat), còn Bắc kỳ thì tuy mang tên Bảo hộ nhưng thực tế lại không do Nam triều trực tiếp thực hiện quyền nội trị, mọi quyền thuộc về viên Thống sứ Pháp! Hai Ỷ kiến của ông Diệm đều bị Pháp từ chối, ông quyết định từ chức. 

Năm 1975, tôi được ông Vũ Ngọc Nhạ, cán bộ tình báo Bắc Việt Nam từng làm cố vấn cho ông Ngô Đình Diệm, kể rằng ông Ngô Đình Diệm có lần cho ông biết: khi ông xin từ chức Thượng thư bộ Lại vào tháng 7 năm 1933, những người anh em của ông là NĐ Khôi, NĐ Thục, NĐ Nhu, NĐ Luyện đều can ngăn, nhưng ông Diệm nhất định giữ cách xử sự của mình: khi người Pháp tỏ ra cố chấp và không nhích khỏi lập trường thực dân thì không thể hợp tác với họ được! 

Cũng theo ông Nhạ thuật lại theo lời kể của ông Diệm thì khi người Nhật làm đảo chính (9/3/1945) gạt bỏ người Pháp, họ đã tìm ông, nhưng ông lánh mặt vì cho rằng thế của Nhật không vững và họ không thật lòng trao độc lập cho Việt Nam. Ông Nhạ còn cho tôi biết người Mỹ cũng từng ngỏ ý yêu cầu Tổng thống Diệm nhượng cho Hoa kỳ quyền sử dụng Cảng quân sự Cam ranh trong 10 hay 20 năm gì đó, nhưng ông Diệm đã từ chối ngay. Ông nói với ông Nhạ: “Không thể được, lỡ ra sau này có quan hệ Nam - Bắc thì ta ăn nói với đồng bào miền Bắc ra sao về chuyện này!” 

Tôi cho rằng ông Diệm là một nhân vật chính trị đặc sắc, có lòng yêu nước sâu sắc, có tính cách cương trực thanh liêm, nếp sống đạm bạc giản dị.”

Giờ đây chúng ta đã có những bằng chứng về lập trường của ông Ngô Đình Diệm: chống thực dân Pháp, giành lại quyền nội trị đầy đủ, không muốn Hoa kỳ can thiệp sâu, chống lại việc ồ ạt đưa quân chiến đấu Mỹ và nước ngoài vào. 

Ông đã phải trả giá bằng cả sinh mạng mình cho lập trường dân tộc ấy.

Mới đây chúng tôi đọc được tập hồi ký Nhớ Lại Những Ngày Ỏ Cạnh Tổng Thống Ngô Đình Diệmcủa Đại Tá Nguyễn Hữu Duệ, nguyên là cấp chỉ huy tham mưu thuộc Lữ Đoàn Liên Minh Phòng Vệ Phủ Tổng Thống. 

Trong sách có đoạn viết: Điều mà tôi cảm thấy hãnh diện nhất là được phục vụ bên cạnh tổng thống Ngô Đình Diệm, được ông thương mến và tin cậy. Lúc đó tôi chỉ là một sĩ quan mang cấp bực thiếu tá, đảm nhận một vai trò nhỏ bé trong Lữ Đoàn Liên Minh Phòng Vệ Phủ Tổng Thống. Nhờ cơ duyên này, tôi được biết rõ Tổng Thống là một người rất đạo đức và liêm chính, lại kèm theo một nếp sống thật giản dị, khiêm nhường. Trong những năm tháng được gần ông, tôi chưa từng thấy ông đòi hỏi riêng gì cho cá nhân mình, mà chỉ thấy lúc nào ông cũng ưu tư lo cho dân, cho nước. Đối với tôi, tổng thống Ngô Đình Diệm, người khai sáng ra nền Đệ nhất cộng hòa, xứng đáng là một vị lãnh đạo chân chính, đã có công bảo vệ và đem lại nền độc lập và tự do thực sự cho Miền Nam Việt Nam. Tiếc thay, trước những biến đổi của tình hình chính trị, qua tham vọng của một số tướng lãnh, tổng thống Ngô Đình Diệm đã bị thảm sát trong cuộc đảo chính ngày 01.11.1963.

Và cũng trong tập hồi ký nầy có đoạn nói về biến cố 1-11-63 đồng thời minh xác một vấn đề mà bấy lâu nay nhiều người vẩn hiểu lầm TT Ngô Đình Diệm kỳ thị tôn giáo và không tin dùng những người ngoài công giáo.

Đại tá Quan lại nghỉ ở nhà, nhưng không phải nhà riêng ở đường Phan Đình Phùng (trong một ngõ khá rộng chỉ có 4, 5 nhà) mà là một căn biệt thự lớn ở đường Phùng Khắc Khoan, nhà ông Ngô Viết Thụ ở trước đây. 

Sau khi ông giúp trung tá Phạm Ngọc Thảo đảo chánh tướng Khánh không thành công, thì ông ở nhà và ít người tới thăm. Tôi luôn đến thăm ông, thấy sức khỏe của ông kém đi nhiều. Thường ông phải nằm ở phòng ngủ tiếp tôi, hôm nào trời đẹp thì đem ghế ra ngoài bao lơn ngồi. Ông tâm sự với tôi về cuộc đảo chánh 1 tháng 11 năm 1963.

- Toa biết không, việc đảo chánh là do Mỹ gây ra, và xúi ông Dương Văn Minh. Tụi họ nói là đã sắp xếp xong cả với các tướng lãnh rồi, nhưng khi ông Minh hỏi những ai, thì họ chỉ cho tên ông Đôn và ông Kim thôi. Ông Minh gặp ông Đôn thì ông Đôn nói là đang tiếp xúc, và có nhiều hướng thuận lợi, khi nào sắp xếp xong sẽ cho ông Minh rõ. Chính ra mọi sự là do ông Đôn lo cả, ông Minh chỉ được bầu ra làm xếp sau này mà thôi. Ông Minh bàn với moa và giao cho moa gặp gỡ các sĩ quan cấp nhỏ, hầu hết đều có quân, và cũng có nhiều anh em ở Đại Việt nữa. Ông Minh lưu ý ông Đôn thế nào cũng phải rủ cho được ông Khiêm và ông Đính, thì mới có cơ may thành công. Thật ra, ông Minh không oán trách gì ông Diệm đâu, mà ông luôn nghĩ ông không được tín nhiệm là do ông Nhu, nên không ưa ông này. Tôi hỏi ông:

- Thiếu tướng có biết tại sao có quyết định giết tổng thống và ông Nhu?’

- Thật ra, lúc đầu có ai nghĩ đến việc đối xử với hai ông như thế đâu. Nhiều ông tướng đến họp mới hay có đảo chánh, chứ có ai biết trước đâu. Lúc moa gọi toa thì ai cũng nghĩ là khó thành công, nhưng không dám nói ra. Lúc nghe tin có tiểu đoàn Biệt động quân đóng ở Bưu Điện để bảo vệ tổng thống và sư đoàn 5 chưa đưa được đơn vị nào vào gần để tấn công, thì nhiều người sợ ra mặt. Moa nghĩ nếu như lúc ấy để họ tự do rút lui thì họ chạy cả. Nhưng gần sáng, nghe tin hai ông đã trốn ra khỏi dinh, thì ai cũng mừng rỡ và sốt sắng bàn bạc sôi nổi.

- Thế thiếu tướng có biết những vị tướng nào xui trung tướng Minh giết cả hai anh em tổng thống? Tôi nghe trung tướng Lễ và trung tướng Chiểu đã xui trung tướng Minh là nhổ cỏ thì phải nhổ cả rễ, có người lại nói ý kiến của thiếu tướng cũng như vậy nữa.- Thật tình moa không biết, nếu biết moa đã cản ông Minh. Moa đối với ông Diệm có chuyện gì đâu, lũy cũng tử tế với moa, và khi moa ở Vĩnh Long thì đối với cha Thục, giao tình cũng thân. Sau moa về Bà Rịa thì cũng ở khá lâu và lần sau cùng lũy vào nhà thương Cộng Hòa, cũng ghé thăm moa, còn chúc moa sớm bình phục.

- Tôi nghe nói thiếu tướng cũng ở trong phái đoàn cùng với tướng Xuân và đại tá Lắm đi đón Ông ở nhà thờ cha Tam.

- Đúng, moa vì tò mò mà đi theo, chứ moa chả được ông Minh giao cho nhiệm vụ gì đi đón hai ông. Khi đến nơi, moa chỉ ngồi trên xe theo dõi mà thôi.

- Theo thiếu tướng thì việc giết hai ông là do lệnh của tướng Minh? Hay đại úy Nhung và tướng Xuân tự Ỷ làm?

- Làm gì có chuyện này, ông Minh phải ra lệnh thì thằng Nhung mới đi cùng chớ. Chắc ông cũng rõ, ngoài thằng Nhung không ai dám thi hành việc giết hai ông. Việc ông chỉ định tướng Xuân đi đón hai ông cũng vậy, vì chỉ Xuân mới dám đi với nhiệm vụ ấy chứ các tướng khác không ai dám nhận lời.

- Thiếu tướng thấy sự việc như thế nào khi tướng Xuân và đại tá Lắm gặp hai ông?
- Moa thấy ông Xuân gặp hai ông không chào hỏi gì cả, Lắm thì chào cung kính và moa thấy ông Diệm hỏi gì thì Lắm đều trả lời.
- Thế còn vai trò của thiếu tá Nghĩa?
- Ông Minh chỉ định, hay tự ý hắn xin đi theo, moa cũng không biết nữa.
- Thiếu tá Nghĩa có cùng đi xe M113 với hai ông và Đại úy Nhung không ?
- Moa không để ý và cũng không nhớ hai ông đi xe thứ mấy nữa, nhưng thấy hai ông lên xe thiết giáp và ông Nhu còn vất điếu thuốc xuống đất trước khi lên xe. Moa có nghe mấy tiếng súng nổ trên đường đi, và đến Tổng tham Mưu mới hay hai ông đã chết một cách thê thảm lắm! Moa ớn lạnh, lên đến phòng tướng Minh là moa muốn xỉu luôn, phải nằm vật trên giường và gọi bác sĩ.
- Người ta nói tướng Xuân chào tướng Minh và trình Mission accomplie có đúng không thiếu tướng?
- Đúng, moa có nghe và nhiều người cùng nghe.
- Thiếu tướng thấy thái độ của thiếu tướng Đôn và tướng Khiêm cùng các tướng khác khi nghe hai ông bị giết thế nào?
- Lúc ấy lố nhố đông người nhưng moa thấy Khiêm lộ vẻ ngạc nhiên và bỏ kính xuống lau, còn các người khác chả ai dám có ý kiến hoặc dám nói gì.
- Thiếu tướng có biết tại sao mà các vị tướng lại đồng tình để đảo chánh tổng thống không?
- Thì ai cũng nghĩ là Mỹ đã không ủng hộ thì ông Diệm làm sao đứng vững được? Toa thấy không, như Đính và Khiêm nếu không theo thì làm sao lật được. Ai cũng nghĩ nếu đám nào đảo chánh thì hai ông này tránh sao khỏi bị tội, nên khi nghe Mỹ xúi là họ theo ngay. Trong vụ này có tướng Đôn và Kim là người chủ chốt và bàn với Mỹ từ ban đầu.- Thiếu tướng thấy có đơn vị lớn nào theo đảo chánh không?
- Chả có đơn vị lớn nào cả. Không quân, hải quân chỉ liên lạc được mấy anh nhỏ. Ở các sư đoàn, ngoài sư đoàn 5 thuộc quyền Đính là theo, và trung tâm huấn luyện Quang Trung. Moa tin là Mỹ đã xúi bẩy các tướng là bằng mọi cách phải làm đảo chánh. Toa thấy không, sau này họ lại sợ những người cầm đầu toàn là sĩ quan của Pháp nên lại ủng hộ Khánh để lật, nhưng họ quý ông Minh nên vẫn giữ lại làm quốc trưởng, vì nghĩ chỉ ông Minh là không thân Pháp. Ngưng một lúc, ông thở dài, rồi lại nói tiếp:
- Sau cách mạng, ông Minh giao toàn quyền về quân đội cho ông Đôn, về hành chánh thì giao ông Thơ, moa là người giúp ông phối hợp với ông Thơ, còn bên quân đội, thật tình moa cũng không nắm vững. Lúc Khánh làm chỉnh lý, moa cũng lo cho ông Minh vô cùng. Nhưng sau liên lạc được, lũy cho moa biết là không có bị gì, và lũy cũng đã liên lạc được với tòa đại sứ Hoa Kỳ, và họ cũng hứa là sẽ bảo vệ lũy.
- Còn thiếu tướng, sau chỉnh lý có bị làm khó dễ gì không?- Không, Khánh biết moa quá mà, nhưng moa tự ý xin từ chức ở an ninh quân đội, vì lúc đó thấy nản vô cùng. 
Khi ngồi ở balcon, nói chuyện về cuộc đảo chánh, tôi thấy thiếu tướng Quan đã yếu lắm rồi, có vẻ mệt thấy rõ. Tôi hỏi ông:
- Thiếu tướng đau làm sao, và bác sĩ nói thế nào về bệnh tình của thiếu tướng?
- Có lẽ moa bị đau phổi, ngoài ra bệnh trĩ của moa vẫn chưa khỏi hẳn.
- Theo tôi, thiếu tướng cũng nên vào nhà thương nằm để có bác sĩ thường xuyên chăm sóc, và bớt phải tiếp khách đỡ mệt. 
Ông cười một cách chán nản:
- Duệ xem bây giờ có mấy người đến thăm moa đâu, ngoài mấy anh em thân thiết như Duệ. Ngồi một lúc, ông thấy mỏi nên rủ tôi vào phòng cho ông nằm nghỉ.

Đột nhiên, ông cầm tay tôi và nói:

- Moa muốn bàn với Duệ một việc, thấy toa là người Công giáo và thẳng thắn, nên moa bàn với toa.
- Dạ, thiếu tướng, tôi đâu có phải người Công giáo, tôi theo đạo ông bà. Nhà tôi chỉ có mẹ tôi và bà nội tôi hay đi chùa. Còn đàn ông thì ít đi.
- Thế mà người ta nói ông Diệm chỉ tin những người Công giáo mà thôi.
- Đó là tin đồn, tôi chả thấy có gì phân biệt cả. Rất nhiều người Phật giáo ở cạnh tổng thống và rất được ông quý mến.

- Moa lúc này yếu lắm, nằm ôn lại cuộc đời mình thì moa cũng chả làm điều gì ác đức, chỉ phải là ngày còn trẻ trác táng quá độ nên moa thương các con mình sau này phải trả cái nợ của moa. Toa biết không, ngày còn trẻ moa chơi bời quá sức. Bây giờ moa muốn trở lại đạo Công giáo, toa nghĩ sao? Ngày ở miền Tây, moa thân với đức cha Bình lắm. Moa đã gặp ông, cũng học đạo được mấy tháng nay rồi.

- Nên lắm, thiếu tướng! Tôi cũng muốn theo đạo Công giáo, nhưng khi ở với tổng thống Diệm, sợ mang tiếng là theo đạo để tạo công danh, nên tôi chưa theo. Ngày còn nhỏ, làng tôi có thầy giáo dạy đạo, ông và tôi thân nhau lắm nên tôi học hỏi được khá nhiều.

- Hồi tưởng lại, moa thấy cuộc đời quá ngắn, đời moa được chứng kiến biết bao là biến cố và moa thấy moa là người may mắn. Bây giờ nghĩ lại, mình thấy chả có gì đáng quý ngoài tình anh em. ít ngày sau, ông nằm ở nhà thương Saint Paul, tôi có vào thăm, thấy lúc bấy giờ ông đã yếu lắm rồi. Ông được đức cha Bình, tổng giám mục địa phận Sàigòn rửa tội.
Khi ông chết thì làm lễ theo nghi thức Công giáo, có thánh giá để trên quan tài. Tuy nhiên, cũng có mấy vị sư đến hành lễ và tụng kinh cho ông. Ông được đưa về chôn ở Biên Hòa. 

Nói đến Tinh Thần TT Ngô Đình Diệm thiết tưởng nhân dịp nầy cũng nên nhắc lại một ít lời của Linh mục Thiên Hổ trên tờ nhật báo Xây Dựng xuất bản tại Sài Gòn trong số ra ngày 17-8-1971 dướI đề mục ‘BẤT KHUẤT Linh mục Thiên Hổ viết:

Thế nào là tinh thần Ngô Đình Diệm? Ông Ngô Đình Diệm là một người quốc gia. Ông bị giết với người em của ông cũng vì hai chữ Ái Quốc, bị giết bởi bàn tay lông lá của Mật vụ Mỹ qua hành đng lầm lỡ của một nhóm người quốc gia, ngày nay đã nhận ra dụng tâm của người Mỹ lúc bấy giờ. Điều nầy bây giờ không còn ai dám phủ nhận. Độc tài, gia đình trị, đàn áp Phật giáo, tất cả chỉ là cái cớ, tấm bình phong che đậy một âm mưu thâm độc của người Mỹ. Lật đổ và giết đi vì đã dám chống lại Mỹ, đã không muốn chống cộng kiểu Mỹ, đã nhất định không cho Mỹ đổ quân vào Miền Nam, dùng bom đạn cày nát xứ sở và làm băng hoại xã hội Miền Nam. 

Như vậy, tinh thần Ngô Đình Diệm là cái truyền thống bất khuất của dân tộc Việt Nam qua những hành động của biết bao anh hùng trong lịch sữ như Bà Trưng, Bà Triệu,TrầnHưngĐạo.v.v...

Mỗi lần kỷ niệm các chiến sĩ bỏ mình vì nước thì cái truyền thống bất khuất cuả Dân Tộc qua những hành động chống Mỹ của TT Ngô Đình Diệm lại được dịp nhắc tới, hun đúc lên và đây quả là điều đáng lưu ý 

Gần đây,trong một dịp nói đến sự nghiệp các vị lãnh đạo quốc gia và giáo hội công giáo VN. Một nhà báo khi nhắc lại giòng họ Ngô Đình đã ghi lại những dòng thật chính xác và rất đáng lưu tâm.

Như mọi người điều biết: Tại Việt nam giòng họ Ngô Đình là một vọng tộc đã hiến dâng cho Giáo Hội và Tổ Quốc những vị lãnh đạo xuất chúng, những vị đã nắm vận mạng Dân tộc và giáo hội trong những giai đoạn cục kỳ nghiêm trọng. 

Đời sống cũng như cái chết của con cháu giòng họ nầy là những nét đặc thù trong lịch sữ Việt nam. Con cháu của giòng họ nầy đã lấy chính máu của mình để viết nên những trang sữ vẻ vang ghi lại những đãu tranh cam go trong cuộc giải phóng con người toàn diện. Với một ý chí can trường và một tinh thần bất khuất trước mọi thế lực tàn bạo, giòng họ nầy xứng đáng tiếp nối sự nghiệp các đứng anh hùng cũng như các vị tử đạo đang đưọc lưu danh ngàn đời.

Phan Hoàng Phú Quý
8.11.2015

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét